Google Analytics 4

Google Analytics 4 hay GA4 là bản cập nhật mới hơn của Universal Analytics (UA) mà trước đây chúng ta sử dụng. Giúp cải thiện việc thu thập dữ liệu và các loại báo cáo giúp cho người quản trị dễ dàng trong việc sử dụng.

Google Analytics là một ứng dụng miễn phí của Google nên được tích hợp vào website để thống kê, báo cáo lượt truy cập của website. Tì lệ CTR, Time on Site (thời gian trên trang), lượt truy cập, nhân khẩu học (giới tính, tuổi, vị trí,…),… và rất nhiều thứ khác nữa. Đó là lý do mà Google Analytics (GA) nên được tích hợp vào website.

XEM THÊM: Thuật ngữ SEO để hiểu thêm về các từ bạn không hiểu ở trên

Hiện tại Google Analytics đã được cập nhật để bản 4 với nhiều cải tiến hơn (Google gọi nó là GA4). Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây: https://skillshop.exceedlms.com/student/catalog/list?category_ids=424-hoc-vien-analytics

Cập nhật những thay đổi của GA4 tới thời điểm hiện tại: https://support.google.com/analytics/answer/9164320

Các tính năng mạnh mẻ của Google Analytics

  • Phân tích: Diễn giải dữ liệu của bạn dễ dàng hơn bằng công cụ Phân tích. Tính năng này sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như khám phá, phân tích phễu và phân tích đường dẫn để khám phá các thông tin chi tiết.
  • BigQuery Export: Xuất dữ liệu Analytics vào BigQuery để bạn có thể lưu trữ an toàn dữ liệu của mình trong đám mây, kết hợp với dữ liệu từ các nguồn khác, cũng như chạy truy vấn trên tất cả các tập dữ liệu của mình. Hoặc bạn cũng có thể chuyển dữ liệu sang bất cứ hệ thống nào khác theo mong muốn.

Cách Google Analytics 4 thu thập dữ liệu

Ngày trước ở bản UA (Universal Analytics) thu thập dữ liệu trên phiên truy cập (là bạn mở trang web lên lướt lướt lướt, nhấp nhấp nhấp rồi đóng trang lại thì hết 1 phiên). Điều này gây ra và hạn chế.

Vì vậy, ở phiên bản cập nhật mới này Google đã chuyển sang thu thập dữ liệu bằng sự kiện. Điểm khác biệt là nếu như một người sử dụng trình duyệt web để truy cập sau đó đổi sang ứng dụng để truy cập tiếp thì Google vẫn sẽ hiểu được đó là 1 người và đưa ra dữ liệu báo cáo chính xác hơn. (Tuyệt vời quá nhỉ)

Đâu tiên, Google sẽ đọc User-ID sau đó sẽ là Google Tín hiệu (Google Signals) và cuối cùng là sẽ sử dụng Device ID. Từ đó tạo ra một người dùng duy nhất.

GA4 cach nhan dang 1
Nhận dạng người dùng thông minh

Nhưng bạn chẳng cần phải quan tâm lắm bởi toàn bộ những điều này sẽ do máy của Google thực hiện giúp bạn. Anh chào AI sẽ làm mọi thứ cho bạn. Nên bạn chỉ cần hiểu là khi dùng 1 thiết bị thì dù bạn sử dụng ứng dụng hay trình duyệt web và có đổi qua đổi lại thì Google vẫn hiểu đó là một người. Giúp loại bỏ những dữ liệu trùng lặp.

Vậy thì cách nhận dạng này giúp gì?

Nó sẽ giúp cho dữ liệu của bạn chính xác hơn bởi nó gộp những người dùng trùng lặp lại trở thành một người dùng duy nhất. Điều này làm cho dữ liệu của bạn trở nên minh bạch và rõ ràng hơn.

  • Với mô hình thu thập dữ liệu dựa vào sự kiện, Analytics có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn và linh hoạt hơn, cũng như thực hiện các phép tính mang tính tùy chỉnh hơn, một cách nhanh chóng hơn.
  • Bạn có thể sử dụng nhiều không gian nhận dạng để thu thập thông tin chi tiết hơn về hành trình của người dùng và loại bỏ những người dùng trùng lặp.
  • Kỹ thuật khám phá, phễu tùy chỉnh và phân tích đường dẫn có thể giúp bạn khám phá ra nhiều thông tin chi tiết và diễn giải dữ liệu rõ ràng hơn.
  • Bạn có thể tạo các đối tượng mới, cũng như có nhiều lựa chọn hơn khi xác định và phân khúc các đối tượng của mình.

Các thuộc tính trong Google Analytics 4

Google Analytics sẽ thu thập dữ liệu từ dữ liệu đó sẽ xuất cho chúng ta những bảo cáo về hiệu suất của website như là nhân khẩu học, lượt chia sẽ,…

Nhiều dữ liệu sẽ xuất ra nhiều báo cáo => ở phiên bản cũ là Universal Analytics báo cáo khá nhiều và đôi lúc làm cho ta bị gộp bởi bởi số liệu. Ở bản GA4 các bản báo cáo được đơn giản hóa lại.

Báo cáo

Các loại báo cáo được thêm vào trong GA4:

  • Báo cáo tóm tắt: sẽ được xuất hiện tại trang chủ khi vào GA4. Ở đây sẽ có các thông số như về người dùng, số phiên, thời gian trung bình,… và mỗi báo cáo sẽ có phần biểu đồ và đường link để xem chi tiết bên dưới mỗi báo cáo tóm tắt.
  • Báo cáo theo thời gian thực: Giúp bạn theo dõi hoạt động của website ngay lúc này. Báo cáo này cho bạn xem những sự kiện đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 5 giây đến 30 phút trước.

Phân tích

Khi các báo cáo bên trên chửa đủ thỏa mãn như cầu về dữ liệu bạn muốn phân tích thì các chức năng phân tích khác sẽ giúp bạn.

chivt GA4 Che do kham pha
Các biểu mẫu được tạo sẵn giúp bạn bắt đầu dễ dàng hơn
  1. Khám phá (Exploration)
    • Cho phép bạn theo dõi trực quan các số liệu trên website và ngoài ra bạn có thể thêm hoặc bớt các chỉ số không cần thiết để tạo các báo riêng của chính bạn.
    • Có nhiều dạng báo cáo được hỗ trợ từ cơ bản như cột, hàng, bảng, biểu đồ tròn cho đến những thứ phức tạp hơn. Giúp cho bạn dễ dàng tìm thứ mình cần.
    • Ngoài ra, Google còn hỗ trợ chức năng theo dõi bất thường bằng AI. Sẽ giúp bạn theo dõi những điều bất thường trong những số liệu. (Ở thời điểm bài viết thì chức năng này chỉ hỗ trợ trên biểu đồ đường thẳng)
  2. Phân tích phễu (Funnel analysis)
    • Chắc ai cũng hiểu từ phễu này nghĩa là gì nhỉ. Nói đơn giản nó là cách mà người dùng để với website chúng ta. Đi tham quan website và cuối cùng là đưa ra được chuyển đổi (Chuyển đổi không nhất thiết phải là mua hàng có thể là nhấp và nút tư vấn hay chỉ đơn giản là click vào đường link mà bạn mong muốn)
    • GA4 hỗ trợ cho chúng ta đến 10 bước trong mô hình phễu này (Trước UA chỉ có 5) và còn hỗ trợ thêm cho chúng ta việc người dùng đã vào từ điểm nào trong mô hình 10 bước này (không bắt buộc phải vào từ bước 1) và họ đã rời khỏi mô hình vào bước nào.
    • Từ những điều đó ta sẽ tối ưu thêm nội dung ở bước họ đã rời đi để giúp tăng tỉ lệ giữ chân họ và nghiên cứu vì sao họ vào từ bước 2,3,4,5,6,7,8,9 mà không phải là từ đầu từ đó tối ưu nguồn tiếp cận mới cho trang.
  3. Phân tích đường dẫn (Path analysis)
    • Tương tự như việc phân tích phễu, tuy nhiên ở phân tihcs đường dẫn cho ta cái nhìn chi tiết hơn.
    • Giúp bạn theo dõi cả những đường dẫn mà bạn không ngờ tới giúp cho bạn có cái nhìn chính xác hơn đối với người dùng. Ngoài ra, còn giúp cho bạn thấy được đôi lúc các đường dẫn dẫn nhau đi theo một vòng lặp không lối thoát.
    • Ngoài ra, bạn còn có thể xác định điểm bắt đầu, kết thúc của người dùng từ đó hiểu được hành vi của người dùng (Họ đã làm gì, đi đến điểm nào,…) trên website hay ứng dụng của bạn.
  4. Chồng chéo phân khúc (Segment overlap)
    • Chống chéo phân khúc sẽ giúp cho ta kết hợp 3 nhóm phân khúc lại với nhau và xem những nhóm này có những điểm chung gì.
    • Từ đó bạn có thể tạo 1 nhóm đối tượng mới dựa trên những đặc điểm chung đó
  5. Khám phá người dùng (User explorer)
    • User Explorer sẽ giúp cho bạn nhóm những tệp khách hàng lại. Ví dụ như người dùng nào đã tải ứng dụng, người dùng truy cập ẩn danh,…
    • Từ đó có thể cho ra những hành vi chung của nhóm đối tượng đó và giúp tối ưu hóa trải nghiệm cho từng nhóm đối tượng cụ thể
  6. Phân tích theo nhóm (Cohort analytics)
    • Là tập hợp 1 nhóm người dùng có chung 1 đặc điểm nào đó từ đó dựa trên nhóm đó phân tích hành vi của họ trên web/ứng dụng của bạn
  7. …. ngoài ra nhiều biểu mẫu sẽ được cập nhật mới trong tương lai tại GA4
  8. Tự tạo bản phân tích của riêng minh
    • Ở GA4 hỗ trợ bạn tự tạo 1 bản phân tích trắng sau đó kéo thả những thuộc tính bạn cần và cũng có thể lưu lại bản phân tích đó cho riêng mình và sử dụng cho những lần sau.

Bài viết được tổng hợp từ khóa học của Google về Google Analytics 4