Tháp nhu cầu Maslow

Trong mỗi chúng ta đều có những nhu cầu riêng. Những nhu cầu đó có thể là nhu cầu về vật chất hoặc là tinh thân. Tuy nhiên chung quy lại nó được chia làm 3 mức độ đó là : Tôi cần, Tôi muốn, Tôi thích. Từ những điều đó nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow đã đưa ra Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs).

Vậy Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Maslow cho rằng, nhu cầu của con người được chia theo các cấp bậc khác nhau từ cơ bản (tầng dưới cùng) cho đến các nhu cầu cao hơn ở các cấp bậc cao hơn được xếp ở các tầng phía trên.

Các nhu cầu cơ bản sẽ được ưu tiên hơn bao gồm ăn uống, ngủ nghỉ, sinh lý,… vì những điều đó gần như không thể thiếu (Không ăn sẽ chết đói, không uống sẽ chết khát,…)

Sau đó đến các như cầu cấp cao hơn như sự an toàn, kết nối hay ở những bậc cao hơn là được tôn trọng, được thể hiện bản thân.

5 tầng Tháp nhu cầu Maslow
5 tầng của tháp nhu cầu Maslow

Tầng 1 : Nhu cầu cơ bản (Physiological)

Đây là tầng cơ bản nhất. Những thứ bạn cần trong cuộc sống của bạn như ăn, uổng , ngủ, nghỉ nơi, tình dục,…

Đây là những nhu cầu mạnh mẽ nhất và không thể thiếu được của con người. Nó được xếp dưới dùng của tháp nhu cầu Málow.

Đây là nền tảng của con người, thiếu đi những nhu cầu cơ bản này thì chúng ta không thể tồn tại được và khi đó những nhau cầu cao hơn cũng không thể xuất hiện.

Tầng 2: Nhu cầu về an toàn – được bảo vệ (Safety)

Ở tầng 2 này phát sinh khi bạn đã đáp ứng khi bạn đã đáp ứng được nhu cầu ở tầng 1 là ăn tuy nhiên ăn thôi chưa đủ mà còn là ăn sạch, môi trường sống sạch, hít thở không khi trong lành hay là môi trường được đảm bảo an ninh trật tự.

Dễ thấy nhất trong cuộc sống của người Việt Nam hiện nay, ta đã đáp ứng đủ nhu cầu về ăn, mặc giờ ta quan tâm nhiều hơn về an toàn như là ăn rau sạch, thức ăn sạch, ở những khi có an ninh trật tự ,….

Tầng 3 : Nhu cầu về xã hội – Kết nối (Love/ Belonging)

Đây là nhu cầu thiên về yếu tố cảm xúc, tinh thần. Theo đos, con người luôn muốn được đặt mình trong những mối quan hệ xã hội như : gia đình, trường lớp, công ty,…

Đó là lý do vì sao mà Facebook, Tưitter hay các mạng xã hội phổ biến khác lại rất phát triển. Bởi các MXH này cho phép chúng ta kết nối, chia sẽ hay tìm kiếm những người có cùng sở thích với mình để tạo nên các hội nhóm cùng nhau học tập vui chơi.

Tầng 4 : Nhu cầu về sự kính trọng

Trong nhu cầu ở tầng 4 này chúng ta nên hiểu nhu cầu này gồm 2 loại :

  • Lòng tự trọng : bao gồm nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tin vào khả năng của bản thân
  • Được người khác tôn trọng : là được người khác quý mến, giành được uy tín, được thừa nhân, được tiếp nhận thông qua thành quả của bản thân

Vậy thì nhu cần này có khi nào?

Khi họ thoả mãn nhu cầu được chấp nhận trong xã hội ở tầng 3, thì họ sẽ mong muốn được tự trọng và được người khác tôn trọng. Ví dụ như

  • Một đưa trẻ học tập tốt được cha mẹ, mọi người động viên, tôn trọng thì nó sẽ càng tốt hơn vì cảm thấy mình được tôn trọng
  • Hay đơn giản là chúng ta những người đang làm việc mà được xếp kích lệ bằng cách khen thưởng, động viên thì chúng ta càng có được động lực làm việc hơn, hăng say nhiệt tình hơn.

Chính vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn trọng và kính nể mình để không phải cúi gằm mặt xuống trước mặt ai, được tự tin là chính mình đặc biệt còn tự do, tự trọng.

Tầng 5 : Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualizing needs)

Đây chính là nhu cầu cao nhất mà Maslow đề cập đến : khẳng định bản thân.

Khi tất cả những bậc nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng, con người chúng ta tiến đến một tầm cao mới, mong muốn khai phá những tìm năng còn ẩn chứa về thể hiện đúng con người mình.

Đó là khả năng tận dụng tối ưu và khai thác tối đa tài năng nhằm mục đích hoàn thiện bản thân. Ví dụ như :

  • Trở thành một người sếp mẫu mực : luôn đúng giờ, luôn tốt với cấp dưới, giúp đỡ cấp dưới nhiệt tình, có tâm trong mọi việc

Và để được thoả mãn như cầu này thì mỗi chúng ta không chỉ thoả mãn những nhu cầu ở các tầng dưới mà còn phải làm chủ được chúng. Không để những nhu cầu đó kiếm soát hành động của mình.

Và việc thoả mãn nhu cầu ở mức cao nhất này là để bảo vệ và duy trì những nhu cầu của những tháp bên dưới

Vậy ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong cuộc sống hay làm việc thế nào?

Tháp nhu cầu Maslow tiếng Việt
Tháp nhu cầu Maslow (nguồn:internet)

Nếu các bạn đọc đến đây cũng thấy mình ở đâu đó trong cái tham nhu cầu này. Mỗi chỗ một chút và dần đang phát triển lên các tầng cao hơn

Nếu vậy hiểu được tháp nhu cầu này để làm gì?

  • Đó là hiểu được Insight của khách hàng

Vậy ai cần nó vì tôi không phải là người bán hàng?

  • Bạn có chắc bạn không phải là người bán hàng?
  • Nếu bạn là một người bán những sản phẩm như đồ dùng cá nhân, nhà cửa, dịch vụ,… thì dễ dàng nhận ra
  • Còn nếu bạn là nhân viên văn phòng làm công ăn lương thì bạn có thấy rằng bạn đang bán chính thời gian + sức khoẻ + kiến của mình để đối lấy tiền.
  • Đơn giản như vầy nếu bạn có khả năng hiểu được xếp của mình đang cần gì. Bạn sẽ đánh trúng tâm lý của xếp và deal được mức lương cao hơn với xếp (bán sức lao động của mình cao hơn và có giá trị hơn)

Vậy tôi cần gì?

  • Đầu tiên chúng ta cần
    • Nắm rõ khách hàng của bạn alf ai??
    • Họ đang ở đâu trong 5 cấp độ của tháp
    • Và sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp đáp ứng được loại nhu cầu nào trong 5 loại nhu cầu của họ
    • Ví dụ như bạn đang bán Bảo hiểm hãy cho họ thấy được
      • Sự an toàn bởi bảo hiểm sẽ bảo vệ cho họ trước những rủi ro về tài chính cho họ (tầng 2).
      • Thể hiện tình yêu của bạn đối với người thân vợ/chồng, cha mẹ, con cái,… trong gia đình (tầng 3)
      • Và khi lớn tuổi có một hợp đồng bảo hiểm sẽ giúp cho họ được tôn trọng bởi con cái họ do họ có được sự độc lập về tài chính, sự đảm bảo về sức khoẻ (tầng 4)
    • Hãy cho khách hàng của bạn thấy được sản phẩm bạn đang cung cấp đáp ứng được nhu cầu của họ
  • Thiết kế thông điệp để truyền tải đến cho họ
    • Thông điệp này phải dựa trên nhu cầu của họ và giải quyết được nhu cầu của họ đang quan tâm
    • Ví dụ như :
      • Đối với khách hàng họ quan tâm đến sức khoẻ -> bảo hiểm sẽ giúp cho họ có một quỹ sức khoẻ mà bạn có thể sử dụng để khám chữa bệnh (Dù là bệnh lý nghiêm trọng như ung thư) mà không mất quá nhiều chi phí
      • Còn đối với khách hàng quan tâm đến con cái -> bảo hiểm sẽ đảm bảo học vấn cho con bạn dù cho có bất kỳ vấn đề gì xảy đến. Thể hiện tình yêu thương của bạn đối với con cái. Hay sự chu toàn của bạn đối với con

Kết luận

Mỗi người trong xã hội này đều là một cá thể riêng biệt tuy nhiên họ lại có những nhu cầu giống nhau.

Bạn nắm rõ được nhu cầu của họ sẽ giúp cho họ thoả mãn được nhu cầu của họ từ đó giúp chúng ta bán sản phẩm/dịch vụ của chúng ta được chính xác và tốt hơn. Bởi sản phẩm hay dịch vụ đó đã giải quyết được đúng nhu cầu của đúng người.

Nguồn : Vũ Trần Chí (Tổng hợp và chỉnh sửa)