Các thuật ngữ SEO hay trong Digital marketing mà mọi người đều nên biết.
Danh sách các thuật ngữ có thể không đủ. Chí chỉ tổng hợp trên những thông tin mà Chí tìm hiểu và giúp cho mọi người có chỗ tổng hợp để dế dàng theo dõi. (Danh sách này chủ yếu sẽ nói về Google và nó sẽ tương tự như các công cụ tìm kiếm khác)
Gợi ý: Cách tìm kiếm thông tin nhanh. Ấn tổ hợp phím Ctrl+F (Windown) hoặc Command+F (Mac) để hiển thị tìm kiếm của trình duyệt. Ấn vài từ khóa bạn cần tìm. Ví dụ bạn cần tìm bên SEO là gì? thì bạn chỉ cần ấn CTRL+F rồi đánh "SEO" rồi ấn tìm thôi. Đừng đánh nguyên câu SEO là gì đôi khi sẽ tìm không ra đâu nhé ^^!
(Mà đó là trên máy tính nhé. còn trên điện thoại thì dễ nhất là có mục lục ngay bên dưới. Nhấp phát tới ngay)
Có thể bạn quan tâm:
Nôi dung chính của bài viết
301 redirects
Thường khi đọc trên các diễn đàn hay các bài viết bạn sẽ đọc thông tin về việc muốn bỏ 1 URL cũ sang 1 URL mới hơn được tối ưu hơn nhưng không muốn bị dublicate nội dung hoặc 1 URL bị index không đúng mục dích. Khi đó mình có thể sử dụng kỹ thuật 310 redirects (Chuyển hướng 301).
Tại sao bạn nên chuyển hướng 301 mà không phải là 302 hay là kệ nó?
Lý do là vì khi bạn có URL đã dược google index và có thứ hạn cao hoặc chưa được nhiều từ khóa nhưng lúc này bạn thấy URL đó không muốn sử dụng nữa (Có nhiều lý do lắm) thì bạn thực hiện 301 redirects để chuyển hướng nó về trang mới mà bạn muốn.
301 và 302 đều là chuyển hướng URL dẫn người dùng đến 1 URL mới.
Tuy nhiên,
- 301 sẽ thông báo với Google rằng bạn đã chuyển hướng vĩnh viễn về URL mới. Và toàn bộ giá trị (sức mạnh) của URL cũ sẽ được chuyển về URL mới (thường thì không phải 100% sức mạnh đâu nhé).
- 302 sẽ là chuyển chuyển hướng tạm thời về URL mới. (Thường thì lúc cần bảo trì Website sẽ dẫn về trang bảo trì)
Vậy 301 sẽ cần khi bạn bỏ URL cũ và muốn giữ công sức SEO của mình và chuyển nó sang URL mới.
Kỹ thuật 301 redirects thì tùy theo nền tảng website của bạn sẽ có nhiều cách. Bạn google giúp mình phần này nhé hoặc nếu bạn sử dụng Website tự code thì phải liên hệ Coder để hỗ trợ còn nếu bạn sử dụng Rank math như mình thì. Chỉ cần vào Rank Math > Redirections (trong đó sẽ cho phép bạn chuyển hướng URL của mình.

404
Chắc không cần phải nói bạn cũng biết 404 là gì nhỉ? Chắc ai sử dụng website thường xuyên cũng sẽ thấy con số 404 này một vài lần.
Trang 404 xuất hiện khi URL mà người dùng nhập vào hay bấm từ một liên kết nào đó mà liên kết đó không còn tồn tại nữa. Điều này thường xảy ra khi nhập sai liên kết hoặc trang đó đã bị xóa.

Điều này sẽ ảnh hương ít nhiều về SEO của website bạn. Bạn cần khắc phục lỗi 404 này bằng cách 301 redirect tới đường link khác mà bạn mong muốn.
Một lưu ý nhỏ bạn nên tạo 1 trang 404 của riêng mình. Ở trang này bạn không chỉ đặt nội dung 404 mà có thể để nhiều nội dung khác mà bạn nghĩ ra người dùng sẽ thích. Ví dụ như sản phẩm đang sale, bài viết có lượt xem cao,… điều này sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
a tag
<a> tag hay gọi là thẻ a là một thứ không một ai làm SEO không biết và bạn cũng nên biết. Thẻ a sẽ giúp cho bạn tạo 1 liên kết tới một URL khác. Google cũng sẽ dựa trên các thẻ a này mà phân tích website của bạn có liên kết với nhau hay không.
Ví dụ
- Bài viết A có nói về 1 nội dung nhưng nội dung này ở bài viết B. Bạn tạo 1 liên kết chỉ người dùng nếu muốn tìm hiểu về nội dung đó thì bấm vào liên kết sang trang B. Con bọ của Google cũng sẽ đi theo liên kết đó để đến tìm hiểu trang B bạn có gì. Rồi sau đó sang trang C, bla bla bla.
- Cuối cùng đọc toàn bộ website của bạn. Nếu như những liên kết này của bạn mang lại người dùng nhiều thông tin đúng như những gì bạn nói (Anchor text) thì thứ hạn của những trang đó sẽ tăng.
- Còn ngược lại thì thứ hạn của bạn sẽ giảm. Giống như bạn để đường link về “Thuật ngữ SEO cần biết” nhưng bấm và link đó thì lại sang 1 sản phẩm đông y gia truyền. Như vậy là “Quản bá” sai sự thật. Vì vậy website của bạn sẽ bị rớt hạn.
rel=nofollow
Như ví dụ ở trên có nói Bài viết A có 1 đường link đến bài viết B. Thì lúc này Bot google sẽ đi theo đường link đó và đến đọc bài viết B.
Tuy nhiên có những lúc bạn không muốn bot đi theo đường link đó. Đó có thể là link của 1 website khác hay là 1 trang web mà bạn không muốn SEO nó làm gì cho mất công như trang Đăng nhập chẳng hạn. Thi lúc này bạn sẽ chèn rel=nofollow vào bên trong thẻ <a>.
<a href="https://example.com/rel-nofollow" rel="nofollow">Trang không cần SEO</a>
Đọc thêm tại đây: https://developers.google.com/search/docs/advanced/appearance/qualify-outbound-links?hl=vi
Anchor text
AMP – Accelerated Mobile Pages
AMP là một cách tối ưu website của bạn giúp hiển thị nhanh hơn mở website từ công cụ tìm kiếm. Vì lúc này website của bạn đã được Cache trên sever của Google và nội dung của website cũng đã được tối ưu làm cho việc load website.
Vài lưu ý khi sử dụng AMP là giao diện website của bạn sẽ được cắt giảm không giống như lúc đầu bởi lúc này nội dung sẽ được ưu tiên hàng đầu. Lúc này chỉ còn nội dung của trang không còn các hiệu ứng bắt mắt gây load trang chậm nữa.
Tìm hiểu thêm về AMP tại đây: https://amp.dev/
Index – Chỉ mục (Lập chỉ mục)
Chỉ mục hay còn gọi là Index là một cách nói trong SEO rằng Google đã lưu trữ URL đó trên hệ thống server của Google. Khi google lập chỉ mục URL đó thì URL đó có khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Google.
Khi ai đó nói bạn rằng “URL được index chưa” thì có nghĩa là “URL đó đã được lập chỉ mục chưa” / Đã được lưu trữ trên hệ thống của Google chưa, điều này sẽ làm cho Link đó được tìm thấy trên google tìm kiếm. Bởi có 1 số trường hợp link bị set noindex làm cho google không thể lưu trữ link đó trên hệ thống, dẫn đế link đó không xuất hiện trên google.
Tham khảo: https://developers.google.com/search/docs/beginner/seo-starter-guide#glossary
Noindex – Chặn lập chỉ mục trang web
Noindex là một cách nói với google rằng: “trang web này tôi không cần xuất hiện trên google, bạn không cần lưu trữ nó”
Phù hợp với những lúc khi website của bạn chưa hoàn thiện, nên bạn chưa muốn index hoặc đó là một trang admin hay vì một lý do cá nhân nào đó.
Có nhiều cách để bạn làm điều này.
- Cách đơn giản nhất là thêm thẻ meta trong phần <head> trên trang đó:
<meta name="robots" content="noindex">
- Các khác là nếu bạn sử dụng WordPress và sử dụng Plugin như Yoast SEO hay Rank Math thì sẽ có phần Noindex chỉ cần click chọn là được (Sử dụng Plugin luôn đơn giản nhất đúng không bạn? ^^)

Crawl – Thu thập dữ liệu và trình thu thập dữ liệu
Đây là quá trình mà google hay nói rộng hơn là các trình tìm kiếm truy cập website của bạn và index (Lập chỉ mục) các trang của bạn và thu thập nội. dung từ chung. Từ đó chúng có thể hướng người dùng đến những gì họ tìm kiếm
Tham khảo: https://developers.google.com/search/docs/beginner/seo-starter-guide#glossary
Canonical
Canonical là một cách để chuyển hướng liên kết tới một phiên bản tốt hơn (hoặc chính xác hơn) bởi 2 liên kết này có nội dung tương tự nhau. Điều này giúp cho các con bọ tìm kiếm không đánh dấu 2 trang này đang bị dulicate (trùng lặp) nội dung.
Ví dụ như bạn có 3 link
http://example.com/green-dresses https://example.com/green-dresses http://www.example.com/green-dresses
Về cơ bản, 3 link này đề dẫn về nội dung tuy nhiên khi những con bọ đọc nội dung trang thì lại tách ra làm 3 trang riêng biệt. Điều này làm cho 3 link đó đều được index. Khi này, Google sẽ báo bạn rằng nội dung của bạn đang trùng lặp (bạn đang spam). Nó sẽ làm giảm độ uy tín của website.
Cách chèn Canonical sẽ có dạng <link rel="canonical" href="https://example.com/green-dresses" />
Cách chèn thẻ canonical ở mỗi website sẽ khác nhau. Nhưng nếu bạn sử dụng wordpress và dùng Rank Math hoặc Yoast SEO để điều chỉnh canonical

Xem chi tiết nội dung: https://developers.google.com/search/docs/advanced/crawling/consolidate-duplicate-urls
Cache
Cache thì rất rộng lớn. Trong phần này mình chỉ đề cập tới Web Cache mà ta thường gặp khi làm việc trên website thôi. Ta thường hay nghe câu “Xóa cache đi” vậy cache ở đây là gì?
Cache nói đúng là bộ nhớ đệm dùng để lưu trữ dữ liệu tạm trong 1 khoản thời gian, sau khoản thời gian đó thì dữ liệu đó sẽ được xóa.
Web Cache giúp cho việc load dữ liệu website nhanh hơn và giảm tài nguyên trên máy chủ của bạn do nội dung đó đã được lưu trữ trên web browser (trình duyệt web) của bạn.
Nói cho dễ hiểu là khi tải 1 trang web thì không phải lúc nào bạn cũng phải tải toàn bộ trang web (trừ lần đầu tiên). 1 phần trang sẽ được tái sử dụng như phần Header (đầu trang) – phần Footer (cuối trang) và nhiều phần khác sẽ được tái sử dụng để tránh việc tải đi tải lại tốn thời gian mà không được gì.
Tuy nhiên, đôi lúc những thành phần tái sử dụng này lại cập nhật, gây ra lỗi hoặc nội dung hiển thị bị cũ (do cache cũ). Nên bạn cần clear cache (xóa bộ nhớ đệm) để tải lại nội dung này. (cách xóa bạn google nhé)
CTR – Tỉ lệ Click
CTR viết tắt của Click Through Rate nghĩa là tỉ lệ click (Nhấp chuột). Thường thì khi làm SEM ta sẽ rất quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, trong SEO nó cũng rất quan trọng. (SEM là gì? <<<Click xem)
CTR sẽ giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động của từ khóa khi xuất hiện và được người dùng click vào. Ví dụ: Từ khóa của bạn xuất hiện 100 lần và được nhấp vào 5 lần nghĩa là CTR là 5%.
CTR càng cao thì càng tốt. Vì lẽ đó, ta có vài cách để tối ưu CTR. Mình sẽ chia sẽ trong bài viết khác nhé.
Tham khảo: https://support.google.com/google-ads/answer/2615875?hl=vi
Googlebot
Đây là tên của một con robot của google. Nhiệm vụ của nó là đi thu thập thông tin từ các trang website trên toàn thế giới mạng và tổng hợp nội dung cũng như chủ đề của các trang web đó. Từ đó mà Google có thể đưa ra các kết quả tìm kiếm cho người dùng.
SEO – Search Engine Optimization
Tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm. Việc này là việc tối ưu nội dung của bạn để các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được website của bạn đang nói về điều gì. Từ đó, hiểu hơn về website và đưa những nội dung mà Google nghỉ là tốt nhất, đúng vời người dùng nhất lên thứ hạn cao hơn.
Giúp cho người dung tìm kiếm được thông tin chính xác mà họ cần nhất. Để nói về vấn đề này có lẽ cần rất nhiều nhiều bài viết thì mới nói hết về SEO. (Tuy nhiên cơ bản là vậy)
SEM – Search Engine Marketing
SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing – Đây là một hoạt động làm cho trang web của bạn xuất hiện công cụ quản cáo hoặc các website có liên kết thông qua hình thức trả tiền.
Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu là mình sẽ trả tiền để được người dùng nhìn thấy (là quảng cáo đó). Mà quảng cáo thì có nhiều hình thức như là google ads, facebook ads,tiktok ads,… khi đó nói chung nó là SEM
Sitemap
Sitemap hay tiếng Việt là sơ đồ trang web nhưng nếu khi làm việc bạn sẽ nghe mọi người nói là sitemap nhiều hơn (tại nó ngắn hơn ấy mà). Sitemap sẽ giúp cho google hay các công cụ tìm kiếm khác hiểu về website của bạn có cấu trúc như thế nào.
Trên sitemap sẽ chứa các thông tin như là đường link bài viêt, lần cập nhật gần nhất, tần suất thay đổi, các phiên bản ngôn ngữ của bài viết đó từ đó giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được website của bạn có gì và đang cập nhật nội dung gì.
Tuy nhiên, nếu không có sitemap thì website của bạn vẫn sẽ được thu thập dữ liệu. Giống như việc bạn không có bản đồ Việt Nam thì bạn vẫn có thể đi từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh được (có điều là lâu hơn). Như vậy, nếu được thì bạn cứ việc khai báo sitemap vì có mất gì đâu chứ. WordPress có các plugin như Yoast Seo hay Rank Math hay bất kỳ plugin hỗ trợ SEO nào cũng hỗ trợ sẵn mà.
Đọc chi tiết hơn tại đây: https://developers.google.com/search/docs/advanced/sitemaps/overview
Search Console
Search Console hay nói rõ hơn là Google Search Console là công cụ giúp bạn thống kê hiệu suất của website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google và được cung cấp miễn phí bởi Google.
Bất kỳ website nào khi được triển khai nên có Google Search Console và Google Analytics. Đây là 2 công cụ nên có khi website được triển khai. Còn việc sử dụng như thế nào bạn cứ từ từ. Nhưng phải báo với đội code rằng phải tích hợp 2 công cụ này vào website trước.
Vậy Search Console có gì mà quan trọng như vậy? Search Console cung cấp 2 thông tin quan trọng:
- Google có tìm được nội dung của tôi không?
- Hiệu suất của tôi như thế nào trong kết quả của Google Tìm kiếm?
Khi sử dụng dịch vụ này, chủ sở hữu trang web có thể:
- Kiểm tra xem Googlebot gặp sự cố khi thu thập dữ liệu trên những phần nào của trang web
- Thử nghiệm và gửi sơ đồ trang web (Sitemap)
- Phân tích hoặc tạo tệp robots.txt
- Xóa các URL đã được Googlebot thu thập dữ liệu
- Xác định miền ưu tiên của bạn
- Xác định vấn đề với thẻ meta title và meta description
- Nắm được những nội dung tìm kiếm hàng đầu giúp truy cập một trang web
- Tìm hiểu cách Googlebot xem các trang
- Nhận thông báo về những hành vi vi phạm nguyên tắc về chất lượng và yêu cầu xem xét lại trang web
Tham khảo thêm: https://developers.google.com/search/docs/beginner/seo-starter-guide#analyzing-your-search-performance
Đó là nội dung mình tổng hợp từ Google về cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thứ hạn từ khóa xem đang tăng giảm thế nào, URL đó đang giữ bao nhiêu từ khóa, lượt truy cập vào URL đó là bao nhiêu, tỷ lệ CTR là bao nhiêu,… và nhiều chức năng đang được cập nhật mỗi vài tháng.
Ngoài ra bạn còn có thể Bing Webmaster Tools là một công cụ tương tự như Search Console nhưng của Microsoft
Robot.txt
Robot.txt nó là một tệp mà hầu như website nào cũng có. Nó giúp ta khai báo những URL nào mà những con bọ như Googlebot không được vào. Nó sẽ giúp cho bạn ngăn chặn mốt số URL không muốn BOT truy cập. Đây là cách đơn giản nhất giúp bạn. (gần giống với noindex)
Một tệp robot.txt sẽ có dạng như sau:
# brandonsbaseballcards.com/robots.txt # Tell Google not to crawl any URLs in the shopping cart or images in the icons folder, # because they won't be useful in Google Search results. User-agent: googlebot Disallow: /checkout/ Disallow: /icons/
Tham khảo: https://developers.google.com/search/docs/beginner/seo-starter-guide#best-practices
RSS
RSS (Really Simple Syndication) là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) được dùng bởi nhiều website tin tức và weblog.
Định dạng RSS cung cấp nội dung web và tóm lược nội dung web cùng với các liên kết đến phiên bản đầy đủ của nội dung tin đó
Theo Wikipedia
Đó là định nghĩa trên Wiki nếu bạn đã tìm thấy nó. Tuy nhiên để dễ hình dung hơn mình sẽ giải thích như vầy.


>>>5 giây dành cho quảng cáo XEM NGAY chuyên mục 30 phút đọc sách mỗi nhày của Chí nhé
RSS sẽ giúp cho những ai muốn lấy nội dung mới nhất gồm Tiêu đề, nội dung, thời gian cập nhật,… để chèn lên 1 website khác mà nội dung tại nơi đó được cập nhật mỗi lần ở trang chính (Trang bên trái) thêm nội dung mới.

Hình trên bạn có thể thấy mình đã tích hợp nội dung RSS được lấy từ link lên website. Ở đây những bài Postcast của Chí được cập nhật tại website vutranchi.com là site bạn đang xem đó. (nó sẽ nằm ở bên phải trên giao diện máy tính và ở dưới trên giao diện điện thoại)
Bạn cũng có thể lấy nội dung RSS từ các trang báo, trang tin hay bất kỳ đâu cho phép bạn lấy. Để biết website đó có cho mình link RSS không mình có thể tìm kiếm biểu tượng RSS (như bên dưới) và nhấp vào bạn sẽ có link RSS và nhúng vào bất kỳ chỗ nào trên website của bạn.



ROI – Return on Investment
ROI (Return on Investment) đây là một chữ bạn không chỉ gặp trong Digital Marketing mà còn gặp khá nhiều khi làm kinh doanh. ROI là tỉ lệ lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư.
Nói đơn giản là bạn bỏ ra 100.000 đô thu về 1.000.000 vậy thì ROI sẽ = (1.000.000-100.000/100.000) * 100 = 900% điều này có nghĩa là bạn bỏ ra 1 đồng sẽ thu lại 9 đồng lợi nhuận
ROI = (Lợi nhuận ròng – chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư )* 100
Thông thường ROI trong Digital Marketing sẽ gặp trong phần quản cáo (Ads) thì chi phí đầu tư ở đây là chi phí ADS và lợi nhuận ròng ở đây chỉ tính được là doanh thu bán hàng trên website. ROI sẽ đo lượng sự hiểu quả của chiến lược quản cáo đó. ROI càng cao thì quản cáo càng hiệu quả và ngược lại.
Đây mình chỉ bàn về ROI trong Digital Marketing và cụ thể là ADS là chính. Còn các khái niệm về ROI ở kinh doanh thì chưa hoàn toàn chính xác nhé
Remarketing
Remarketing hay còn gọi là tiếp thị lại, đây là một thuật ngữ nói về việc khách hàng đã đến website của chúng ta. Chúng ta tổ chức những chiến dịch quản cáo nhằm nhắc nhở khách hàng nhớ về thương hiệu hay sản phẩm của chúng ta.
Nói đơn giản, bạn đang tìm mua điện thoại hay laptop. Bạn vào 1 vài trang web bán sản phẩm đó. Bạn ra Facebook thấy Facebook quản cáo đây là 1 dạng tiếp thị lại hay bạn vào 1 trang báo bạn thấy trang báo đó quản cáo điện thoại bạn đang tìm đây cũng là 1 dạng tiếp thị lại.
Vậy tại sao ta nên dùng chiến lược remarketing này?
Đơn giản là ngày nay hành vi người dùng thường lựa chọn, so sánh sản phẩm đó trên nhiều website, diễn đàn, mạng xã hội vì vậy việc tiếp thị lại làm cho người dùng thấy bạn nhiều hơn, nhắc nhớ về thương hiệu hay sản phẩm của bạn. Làm tăng tỉ lệ mua hàng của khách hàng. (Mà tệp khách hàng này tỷ lệ cao là muốn mua sản phẩm hay dịch vụ đó – bởi vì họ đang tìm kiếm nó mà)
Các thẻ (tag) Titile,Description, Heading trong SEO
Thẻ meta Title
Đó là tiêu đề của trang, bài viết hay sản phẩm. Hay chính xác hơn đó chính là tên của URL mà người dùng và những con bọ tìm kiếm sẽ thấy.
Nó sẽ giúp cho người dùng và cả những con BOT biết được URL đó đang nói về vấn đề gì. Giống như URL mà bạn đang xem hiện tại. Tiêu đề trang hiện tại là “Thuật ngữ trong SEO”. Tương lai mình có thể thay đổi nó tuy nhiên về cơ bản nó sẽ gần giống vậy.

Bởi mình muốn nói với Google (hay các công cụ tìm kiếm khác) và bạn là người đọc nội dung này rằng. Trang của mình đang cố gắng liệt kê những Thuật ngữ SEO mà mình nghỉ rằng bạn nên biết.
Cách đặt tên title như thế nào cho chuẩn SEO chắc mình sẽ hẹn bạn trong 1 bài viết khác nhé. Sẽ sớm được update thôi ^^!
Tuy nhiên sau đây là vài lưu ý ngắn cho bạn:
- Mô tả chính xác nội dung của trang
- Hãy tạo tiêu đề riêng biệt cho từng trang
- Hãy sử dụng tiêu đề ngắn nhưng sinh động
Thẻ meta Description
Thẻ description là một thẻ nằm dưới thẻ Title nói ở trên. Nếu như Thẻ Title nói về tiêu đề của trang web thì thẻ description giúp ta nói chi tiết hơn về nội dung của bài viết.
Thẻ Description nên chứa từ khóa chính của bài viết đó. Điều này sẽ giúp cho việc tối ưu SEO hơn và ngoài ra có thể chứa thêm 1 số từ khóa phụ nếu trong câu bạn cảm thấy hợp nghĩa. Tuy nhiên, không nên quá cố gắng nhồi nhét từ khóa vào trong đoạn này.

Và bạn cũng lưu ý là chỉ có 160 ký tự hoặc 920px để hiển thị nội dung của bạn. Và nếu hơn số này thì phần bị cắt sẽ là dấu “…”. Vì vậy bạn cần phải viết ngắn gọn để người dùng muốn nhấp vào bài viết của bạn và đọc tiếp nội dung bên dưới.
Tham khảo thêm: https://developers.google.com/search/docs/beginner/seo-starter-guide#use-the-description-meta-tag
Thẻ Heading
Thẻ Heading hay chúng ta thường hay thấy nó dưới dạng là thẻ h1,h2,h3,h4,h5,… dưới dạng code.
Thẻ này giúp làm nổi bật nội dung và nói lên ý chính của đoạn nội dung tiếp theo của bài viết. Như trên bài viết hiện tại này mình đang sử dụng H2 cho “Các thẻ tag: Titile, Heading trong SEO” và H3 cho “Thẻ Heading”.
Điều này làm cho người dùng đọc dễ dàng hiểu rằng đề mục Thẻ heading nằm trong đề mục lớn là “Các thẻ tag: Titile, Heading trong SEO” và cũng giúp cho BOT của các công cụ tìm kiếm hiểu được kết cấu của bài viết của mình. Từ đó giúp cho việc xác định nội dung bài viết của BOT được dễ dàng và giúp cho trang được tin tưởng cao hơn.
Việc sử dụng thẻ này khá quan trọng trong SEO trang web của bạn, vì vậy mọi người cần phải để ý khi sử dụng giúp cho bài viết được tối ưu hơn. Còn tối ưu thế nào mình sẽ nói thêm sau nhé.
Structured data – Dữ liệu cấu trúc
Dữ liệu cấu trúc là gì nhỉ??? Nghe thì có vẻ khó hiểu nếu như mình không phải là dân công nghệ có lẻ mình cũng sẽ khó hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, may mắn là mình cũng có 1 chút hiểu biết về công nghệ. Mình sẽ cố giải thích Structured data (Dữ liệu cấu trúc) là gì 1 cách đơn giản nhất cho bạn dễ nắm.
Structured data là một cách để bạn khai báo cho BOT của google biết rằng trang của bạn đang nói về gì (giống title quá nhỉ) một cách có cấu trúc và cụ thể hơn. Ví dụ như: Bạn bán iPhone 12 Pro Max thì title của bạn sẽ là “iPhone 12 Pro max hàng chính hãng VN/A – Hàng chính hãng – Giá rẽ” chẳng hạn vậy. Đó là cái người dùng thấy.
Nhưng bạn muốn mô tả chỉ tiết bên trong là trang của bạn bán những màu nào, cấu hình iPhone ra sao, màn hình bao nhiêu inch,… đó là lúc bạn cần đế dữ liệu cấu trúc.

Như hình trên bạn sẽ thấy rằng việc mô tả chi tiết ra sẽ giúp cho người dùng dễ dàng đọc thêm được nhiều thông tin một cách dễ dàng. Và bạn cũng có “một không gian lớn hơn” trên trang tìm kiếm của google hơn các đối thủ còn lại.

Điều này, giúp cho website của bạn tăng CTR (tỉ lệ Click) hơn.
Không chỉ có chi tiết sản phẩm. Bạn có thể dùng để đánh dấu cho nhiều thông tin liên quan khác như là:
- Sản phẩm
- Vị trí cửa hàng
- Video về sản phẩm hoặc doanh nghiệp
- Giờ mở cửa
- Danh sách sự kiện
- Công thức
- Biểu trưng của công ty và nhiều nội dung khác
Và Rank Math (Nếu bạn dùng WordPress) cũng đang hỗ trợ điều này khá tốt ở bản PRO (Mình sử dụng bản free ở thời điểm này nên chưa chụp bạn xem được ^^!)
Tham khảo thêm: https://developers.google.com/search/docs/guides/intro-structured-data
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi nói đơn giản là tỷ lệ người dùng đến trang của bạn và thực hiện điều bạn muốn. Có thể là mua hàng hay Gọi hotline hay đơn giản là chỉ click và đường link mà bạn muốn. Đó chính là Chuyển đổi.
Tỷ lệ chuyển đổi = số lượt chuyển đổi / số lượt xem trang của website.
Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi tức là tối ưu lượt chuyển đổi khi người dùng vào website. Tăng số lượt bấm bỏ vào giỏ hàng, tăng số lần bấm vào hỗ trợ,…
(Updating…)